LỜI DẪN.
Năm đầu khi mở cửa Làng Mai vào mùa hè, tôi thường hay cư trú trên phòng của cư xá Hồ Đào gần với cây Tilleul. Ở dưới có quán sách và ở trên là phòng tôi ở. Vào năm đầu và năm thứ hai chúng ta có ít phòng lắm nên tôi đã ngủ chung với mấy thiếu nhi. Bốn năm đứa trẻ ngủ chung với tôi và ban đêm các cháu đã nằm lăn ra khắp nơi.
Bài hát “Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời…” tôi có chủ ý làm cho thiếu nhi hát. Tôi nghĩ là thiếu nhi phải hát chứ tụng thì chưa đủ. Hôm đó tôi ngồi thiền buổi chiều trong thiền đường Yên Tử. Trước mặt tôi có một tảng đá vì các bức tường của thiền đường Yên Tử đều được xây toàn bằng đá. Đang ngồi thiền thì thấy tự nhiên những nốt nhạc của bài “Con về nương tựa Bụt” đi ra. “Con về nương tựa Bụt, Namo Buddhaya”. Sau đó tôi sửa lại “Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời” rồi mới tới “namo Buddhaya”.
Xin mời các bạn click vào đây để được đọc sách:
Tôi tự nghĩ: “Mình đang ngồi thiền chứ đâu phải đang sáng tác nhạc. Thôi để ngồi thiền xong rồi sẽ sáng tác tiếp.” Nhưng ngồi một lát nữa thì những nốt nhạc lại trở về. Tôi nghĩ: “Thôi, nếu đã như vậy thì mình sáng tác ngay lúc này”. Và trong khi ngồi thiền tôi tiếp tục sáng tác bài “Con về nương tựa Bụt”. Ngồi thiền xong thì tôi ra thâu bài hát vào băng nhựa vì sợ quên.
Trong thời gian thiền sư Baker Roshi tới thăm Làng Mai, tôi đã khởi thảo tập sách Thiền Hành Yếu Chỉ. Rất nhiều người muốn có một tập sách hướng dẫn về thiền đi. Sau đó thì những bài thi kệ nhật dụng bằng tiếng Việt được sáng tác. Tôi còn nhớ là hồi đó tôi viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh. Tay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với Đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.
Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công.
Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.
Quý vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư Tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được. Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả, giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị người ta đã choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người thì người ta sẽ tới với Bụt rất khó.
Thích Nhất Hạnh
______________________________________________________________________________________________________________________
Hướng dẫn sơ lược cách sử dụng Trang Đọc Sách dành cho những vị không quen sử dụng máy vi tính và không hiểu tiếng Mỹ.
Sau khi nhấn khung xanh bên trên: Xin chờ trong giây lát để thông tin trang sách được tải về.
Những dấu hiệu dưới cùng bên trái cuốn sách:
- Nhấn vào Dấu hiện thứ tư có chữ "share" để giới thiệu và chia sẻ cuốn sách này với bạn bè, người quen bằng cách cung cấp địa chỉ email của người quý vị muốn gởi đến, quý vị có thể đánh máy vài chữ nhắn tin rồi bấm chữ "send".
- Nhấn vào Dấu hiệu có hình máy in để in những trang sách quý vị muốn, nhấn chữ "print" để in.
- Nhấn vào Dấu hiệu có chữ "thumbnails" để xem những trang sách được thu nhỏ nguyên trang theo số thứ tự.
- Nhấn vào Dấu hiệu có hình kính lúp tròn với dấu cộng "zoom in" để làm cho hình cuốn sách và chữ trong trang sách lớn hơn.
- Nhấn vào Dấu hiệu có hình kính lúp tròn với dấu trừ "zoom out" để làm cho hình cuốn sách và chữ trong trang sách nhỏ hơn.
- Nhấn vào Dấu hiệu có hình kính lúp tròn có chữ "search" để tìm trang sách muốn xem, đánh số trang muốn tìm, trong khung chữ "search", nhấn vào khung chữ nhật bên dưới có số thứ tự trang sách quý vị đang tìm để xem.
- Nhấn vào Dấu hiệu hình chữ nhật cuối cùng "fullscreen" để làm cho hình cuốn sách lớn tối đa trên toàn màn hình.
- Nhấn vào nút "Esc" trên bàn phím để màn hình trở lại như ban đầu.
5 dấu hiệu dưới cùng bên phải cuốn sách:
- Nhấn vào Dấu hiệu " |<< " "first page": trở lại đầu sách.
- Nhấn vào Dấu hiệu " << " "next page": trở lại trang trước.
- Nhấn vào Dấu hiệu hình tam giác (ở giữa) "play": lật sang trang kế.
- Nhấn vào Dấu hiệu hình vuông (ở giữa) "stop": ngừng lật trang.
- Nhấn vào Dấu hiệu " >> " "next page": lật sang trang kế.
- Nhấn vào Dấu hiệu " >>| " "last page": hình bìa cuối sách.
- Nhấn chữ "close" có dấu "x" bên cạnh ở góc phải trên cùng của phần đọc sách.