Trang Nhà

Giới Thiệu

Sinh Hoạt

Pháp Âm

Sách

DVD

Từ Thiện

Liên Lạc

Lịch Sử Đức Phật

Search Our Site

Kinh 42 Chương



Description

LỜI DẪN

Đại chánh Tạng ghi một dòng sau chữ “Tứ Thập Nhị Chương Kinh: Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Pháp Lan dịch”. Nếu đọc cho đủ phần phụ chú thì phải đọc: “Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Trúc-Pháp-Lan phụng chiếu dịch.” Tức là: “Vào thời Hậu Hán Sa môn ở Tây vức tên Ca-Diếp-Ma-Đằng cùng Sa môn Trúc-Pháp-Lan vâng chiếu mệnh nhà vua dịch Kinh Bốn Mươi Hai Chương.”

Do lời ghi ấy Kinh được đánh giá là văn bản Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa. Dĩ nhiên, văn bản dịch trong Đại chánh tạng nằm ở quyển mười bảy Kinh tập bộ, ký hiệu No. 784 không giống các văn bản phổ biến sau nầy và bản hiện tại chúng tôi đang xử dụng giảng giải.

Văn bản dịch trong Đại chánh tạng phần vào Kinh ghi một đoạn dẫn khởi rằng: “Vua Hán Minh Đế mộng thấy vị thần, sắc vàng nơi thân chói sáng, hào quang rực rỡ bay vào cung điện”… Sau đó vua sai sứ thỉnh Kinh, mở đầu cho công trình xây dựng chùa tháp, phiên dịch Kinh điển và phổ biến Phật pháp. Nội dung Kinh cũng có nhiều khác biệt với văn bản chúng ta đang đọc.

Các nhà học giả Việt và Hoa đã làm công tác đối chiếu, thẩm định và đưa ra nhiều luận cứ bất nhất về thời điểm dịch thuật. Tuy nhiên các ông cùng công nhận đây không phải là Kinh văn đầu tiên được dịch Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa vào thời Hán Hiếu Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười (67 tây lịch), mà có thể đã được biên soạn vào thời Đông tấn (317-416 TL). Ngay như các dị bản Tống tạng, Nguyên tạng, Cao Ly tạng cũng đã có những dị biệt biểu đạt quá trình hoàn thiện mỗi lần khắc bản in. Huống hồ chi khi đối chiếu với văn bản Thiền môn lưu hành dưới tên “Phật Tổ Tam Kinh” thì luận cứ trên có thể tin được.

Tuy nhiên, mãi đến hiện tại chùa Bạch Mã ở phía tây thành Lạc Dương – Hà Nam – do Hán Minh Đế xây dựng cho hai vị Thánh tăng Thiên Trúc dịch Kinh vẫn còn uy nghi sừng sững dù qua bao triều đại binh lửa hủy diệt. Cổ mộ của Ngài Ca-Diếp-Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan chở Kinh trên lưng ngựa trắng đến hán triều truyền đạo vẫn được bảo tồn hai u nhã hai bên phía trước chùa Bạch Mã. Sử liệu của các Ngài càng đậm thêm theo với thời gian chồng chất. Và Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng theo bề dày tháng năm hoàn thiện hơn. Văn tư đã được tu sức mỹ lệ, hình thức cú pháp thi ca, nhạc điệu. Nội hàm sâu sắc tư tưởng Đại thừa. Khác biệt rất nhiều so với văn bản nguyên thỉ. Sưu khảo ra thì biết rằng: Quá khứ các bậc danh tăng Trung Quốc thời Minh, Thanh như: Ngẩu Ích, Liễu Đồng, Đạo Thái, Tục Pháp… chú sớ giảng giải cẩn trọng. Cận đại như Ngài Thái Hư, Tuyên Hóa cũng dùng văn bản nầy dạy chúng.

Trên quê hương Việt Nam, Kinh văn theo phong trào chấn hưng Phật giáo giữa thập kỷ năm mươi – bảy mươi đã trở thành sách giáo khoa cho các trương Phật học. Do vậy đủ thấy sự quan trọng nền tảng và cần thiết như thế nào đối với người học Phật như chúng ta.

Tóm lại, lịch sử phiên dịch Kinh văn và quá trình hoàn thiện văn bản để chúng ta học như hiện tại là cả một công trình bảo quản, tu chỉnh của người xưa.

Mong rằng dòng chảy tuệ giác của Đức Thế Tôn mãi được tôn kính, giữ gìn và phổ biến như văn bản Kinh Tứ Thập Nhị Chương đã chảy qua dòng lịch sử hai nghìn năm mà vẫn mênh mông tỏa sáng giữa nhân gian. Tu viện Lộc Uyển
Nam Cali, Hoa Kỳ cuối Đông 2007
Thích Phước Tịnh

Ủng Hộ Sinh Hoạt Từ Thiện

Amount:
 USD

Trang Nhà

Giới Thiệu

Sinh Hoạt

Pháp Âm

Sách

DVD

Từ Thiện

Liên Lạc

Facebook

Room Booking

Thanks for staying with us! Please fill out the form below and our staff will be in contact with your shortly. The see all of our room options please visit the link below.
See All Rooms